Việc tích hợp đèn báo hiệu hàng hải sẽ làm giảm chi phí quản lý, các rủi ro về tài sản và con người trong điều kiện mưa bão, và chủ động hơn trong việc khai thác và vận hành hàng hải, góp công lớn hơn trong việc bảo đảm an toàn hàng hải cho cơ quan quản lý.
1. Báo hiệu hàng hải là gì?
Theo quy định tại mục 1.3.1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 20:2010/BGTVT thì Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình được thiết lập để chỉ dẫn cho người đi biển định hướng và xác định vị trí của tàu thuyền.
Theo quy chuẩn trên, báo hiệu hàng hải được chia ra làm 3 loại:
- Báo hiệu thị giác: Cung cấp thông tin báo hiệu bằng hình ảnh vào ban ngày, ánh sáng vào ban đêm. Báo hiệu thị giác bao gồm: đèn biển, đăng tiêu, chập tiêu, báo hiệu dẫn luồng (báo hiệu hai bên luồng, báo hiệu chuyển hướng luồng, báo hiệu phương vị, báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, báo hiệu vùng nước an toàn, báo hiệu chuyên dùng, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện).
- Báo hiệu vô tuyến điện: Cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu vô tuyến điện. Báo hiệu vô tuyến điện bao gồm báo hiệu tiêu Radar, báo hiệu hàng hải AIS và các loại báo hiệu vô tuyến điện khác.
- Báo hiệu âm thanh: Cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu âm thanh. Báo hiệu âm thanh bao gồm còi báo hiệu và các loại báo hiệu âm thanh khác.
2. Đèn báo hiệu hàng hải là gì?
Đèn báo hiệu hàng hải là loại thiết bị sử dụng tín hiệu ánh sáng vào buổi tối để giúp tàu thuyền di chuyển trong các chuyến hành trình hàng hải.
Đèn báo hiệu hàng hải có 3 tác dụng báo hiệu chính:
- Báo hiệu nhập bờ: Báo hiệu cho tàu thuyền hàng hải trên các tuyến hàng hải xa bờ nhận biết, định hướng nhập bờ để vào các tuyến hàng hải ven biển hoặc vào các cảng biển.
- Báo hiệu hàng hải ven biển: Báo hiệu cho tàu thuyền hàng hải ven biển định hướng và xác định vị trí.
- Báo hiệu cửa sông, cửa biển: Báo hiệu cửa sông, cửa biển nơi có tuyến luồng dẫn vào cảng biển; cửa sông, cửa biển có nhiều hoạt động hàng hải khác như khai thác hải sản, thăm dò, nghiên cứu khoa học…; vị trí có chướng ngại vật ngầm nguy hiểm; hoặc các khu vực đặc biệt khác như khu neo đậu tránh bão, khu đổ chất thải, … để chỉ dẫn cho tàu thuyền định hướng và định vị.
3. Đèn báo hiệu hàng hải thường lắp ở đâu?
Đèn báo hiệu hàng hải thường được lắp trên phao luồng hàng hải, đăng tiêu, chập tiêu, hải đăng, các công trình trên biển, bến cảng…
4. Làm sao để quản lý đèn báo hiệu hàng hải?
Do các đèn báo hiểu được lắp trên biển, cách xa đất liền và đặc biệt đèn chỉ hoạt vào đêm nên việc giám sát, kiểm tra tình trạng hoạt động của đèn là tương đối khó khăn, nguy hiểm hơn trong thời tiết mưa bão. Vậy phải làm sao để có thể giám sát đèn hiệu quả?
Hình 5. Hệ thống giám sát thiết bị báo hiệu tại phòng điều khiển trung tâm.
Để có thể giám sát hoạt động của đèn báo hiệu hàng hải từ xa, an toàn và hiệu quả, nên dùng loại đèn báo hiệu hàng hải tích hợp với AIS AtoN.
AIS AtoN có chức năng phát bản tin chứa đặc tính của đèn, tình trạng chớp – tắt, mức năng lượng, vị trí tọa độ, tên của báo hiệu
5. Vì sao nên lắp đặt đèn báo hiệu hàng hải?
Với việc tích hợp đèn báo hiệu hàng hải sẽ làm giảm chi phí quản lý, các rủi ro về tài sản và con người trong điều kiện mưa bão, và chủ động hơn trong việc khai thác và vận hành hàng hải, góp công lớn hơn trong việc bảo đảm an toàn hàng hải cho cơ quan quản lý.